Nguyên nhân khiến website load chậm và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến website load chậm và cách khắc phục

Đối với những người phát triển website, tốc độ tải web là rất quan trọng, thậm chí nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Đó là vì yếu tố này tác động đến trải nghiệm người dùng và kết quả SEO. Cải thiện tốc độ tải web tốt có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời giảm tỷ lệ rời bỏ của khách truy cập. Do đó doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì phải đảm bảo rằng rào cản không bao giờ đến từ tốc độ tải trang. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra một số nguyên nhân phổ biến khiến web tải chậm.

Theo số liệu thống kê từ Amazon, website nếu tải chậm 100ms sẽ khiến họ tụt giảm 1% doanh số. Riêng ông lớn Google có số liệu thống kế tổng quan rằng thời gian tải trang cứ tăng lên 0,5s thì doanh nghiệp bị giảm 20% lưu lượng truy cập. Một nhà môi giới có thể hao hụt 4 triệu đô la doanh thu mỗi mili giây khi nền tảng giao dịch điện tử của họ chậm hơn 5 mili giây so với đối thủ cạnh tranh. Cứ 4 người thì sẽ có 1 người rời bỏ website nếu thời gian tải của nó ngốn của họ hơn 4s, và 46% trong số những người này sẽ không quay lại trang web đó nữa. Do đó, tầm ảnh hưởng của tốc độ tải trang tuy “tưởng không lớn” nhưng thật sự là “lớn không tưởng”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chính dưới đây:

Host yếu

Host yếu làm web tải chậm
Host yếu làm web tải chậm

Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng tải web chậm đó chính là do host quá yếu hay gặp trục trặc kỹ thuật. Những lỗi đó có thể bao gồm cấu hình thấp, không được tối ưu tốt, băng thông kém, không chịu được khi lượng truy cập rơi vào cao điểm… Điều căng nhất là những lỗi kỹ thuật có liên quan đến hosting thường rất khó để sửa chữa. Do đó, trong vấn đề host, thì “phòng bệnh” vẫn hơn “chữa bệnh”.

Để phòng tránh vấn đề này, bạn cần phải lựa chọn một đơn vị cung cấp hosting uy tín và gói hosting phù hợp. Khi chọn gói hosting, bạn cần chú ý đến các yếu tố như Webspace (ổ đĩa dung lượng của hosting), băng thông chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng, giới hạn các tài khoản cần thiết trong hosting… Ví dụ một website thương mại điện tử chắc chắn phải thuê gói hosting có dung lượng cao hơn từ 5Gb trở lên với băng thông 100 GB/ tháng để phục vụ cho trung bình 20.000 lượt truy cập.

Vị trí đặt host quá xa

Bạn hãy tưởng tượng vị trí đặt host như là nguồn nước, vị trí từ nguồn nước đến nơi lấy nước quá xa thì lưu lượng dòng chảy sẽ yếu hơn nguồn ở gần. Tương tự như thế, dòng chảy dữ liệu sẽ yếu nếu như vị trí server host của bạn đặt ở quá xa người dùng (chẳng hạn host đặt ở Singapore, trong khi nguồn truy cập lại ở Việt Nam). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người “ưa hàng ngoại” hơn là các đơn vị ở Việt Nam, mới gây ra cớ sự oái oăm này.

Khi chọn đơn vị cung cấp host, bạn nên hiểu rõ ưu nhược điểm của host Việt Nam và host nước ngoài, xác định rõ vị trí địa lý của đối tượng khách hàng tiềm năng, mới chọn vị trí đặt host phù hợp, càng gần nguồn truy cập thì càng tốt. Một đơn vị host Việt Nam uy tín đáng tin cậy sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng phương án CDN (Content Delivery Network) à mạng lưới máy chủ lưu giữ bản sao của những nội dung tĩnh ở trong website và phân phối đến các máy chủ PoP. Cơ chế hoạt động của nó là cách phân phối nội dung tới nhiều server khác nhau gần người dùng hơn, việc truy cập sẽ trở nên nhanh hơn, là một tip nhỏ để tăng tốc website hiệu quả cho dù vị trí host của website bạn có “xa xôi trắc trở” một tý đi chăng nữa.

DNS yếuhệ thống phân giải tên miền

DNS (Domain Name System – hệ thống phân giải tên miền) là hệ thống giúp kết nối giữa máy tính và con người với nhau, tạo ra một ngôn ngữ chung khi giao tiếp (vì vốn ngôn ngữ con người là chữ, trong khi ngôn ngữ máy tính là số học), lúc này DNS chính là một hệ thống giúp biên dịch tên miền (hostname) thành số để máy tính truy cập có thể hiểu được. Do đó, nếu hệ thống phân giải này hoạt động ì ạch, việc giao tiếp giữa người dùng và máy tính bị ảnh hưởng, dẫn đến tốc độ tải trang web bị chậm, Nó tương tự như người dùng thực hiện thao tác tìm kiếm, nhưng DNS hoạt động quá trì trệ nên kết quả trả về quá chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.

Vậy để khắc phục hạn chế này, hãy tìm đến các DNS nhanh và ổn định, thậm chí có một số DNS cung cấp thêm tính năng bảo mật và quyền riêng tư. Một số DNS ổn định để bạn sử dụng như CloudFare, Google hay DNS của các nhà mạng lớn như FPT, Viettel… Bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ DNS bằng một trong những công cụ kiểm tra tốc độ DNS miễn phí như NameBench, GRC Domain Name Speed Benchmark, DNS Jumper….

Server xử lý chậm

Khi nhập thông tin, hệ thống sẽ ghi nhận và gửi dữ liệu đến server để xử lý và trả lời. Chắc hẳn bạn không hề mong muốn thấy những dòng tin báo lỗi như lỗi 408 request timeout hay lỗi request timeout, ý chỉ server của bạn đã dừng đáp ứng những thông tin do quá thời gian quy định. Nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho website của bạn tải trang khá chậm, thậm chí còn gặp lỗi kết nối với server, không trả về kết quả cho người dùng được.

Thông thường quy trình xử lý của server phải thông qua nhiều công đoạn vận hành như chờ đợi dữ liệu phẩn hồi và từ các lệnh SQL, đọc và ghi files… Do đó để biết được quá trình xử lý bị lỗi ở chỗ nào, bạn có thể sử dụng FireBug để chỉnh sửa HTML/CSS và gỡ lỗi Javascript trực tiếp trên trình duyệt, thêm CSS cho thiết kế responsive. Nhưng để sử dụng Firebug, bạn cần cài đặt trình duyệt Mozilla Firefox lên máy tính của mình.

Sử dụng theme hay tải dữ liệu quá nặngSử dụng theme hay tải dữ liệu quá nặng

Bạn muốn website mình thêm đẹp? Bạn muốn đăng tải nhiều thông tin hữu ích và truyền tải đến khách truy cập? Từ đó bạn ưa chuộng những giao diện nhiều tính năng, nhiều hiệu ứng, bố cục phức tạp, thiết kế cầu kỳ, sử dụng hình ảnh chất lượng cao, ưa sử dụng hiệu ứng… Những yếu tố trên thường có dung lượng khá nặng, bởi hình ảnh chất lượng sắc nét dung lượng đến vài MB, giao diện càng bắt mắt thì càng nhồi nhét một lượng lớn các file CSS, JS, web font và hình ảnh vào HTML. Ôm đồm quá nhiều dữ liệu, không khó tránh khỏi website tải chậm.

Do đó, bạn có thể tự điều chỉnh việc này bằng cách xóa bớt những hình ảnh, tài liệu nặng nề và không cần thiết, hiệu chỉnh hình ảnh về dung lượng web, dẫn link đến video thay vì tải lên trực tiếp, hạn chế sử dụng GIF… Về giao diện, hãy chọn các mẫu giao diện đơn giản, phù hợp với niche của bạn, đồng thời ưu tiên giao diện responsive để giúp website hiển thị tốt trên mọi kích cỡ màn hình, độ phân giải và nền tảng.

Tham quảng cáo

Quảng cáo là nguồn mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp, thường hay được đặt trên các website hay diễn đàn có lượng truy cập lớn. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, vì bên cạnh những doanh thu ngoài lề đó, bạn có thể mất nhiều thứ quan trọng, đó là khách hàng tiềm năng. Chèn quá nhiều quảng cáo hay sử dụng các loại quảng cáo có code không được tối ưu sẽ khiến website thêm quá tải, nhất là những đoạn quảng cáo từ server nước ngoài.

Biện pháp cho lỗi này đó chính là không quá tham quảng cáo, phải biết thế nào là vừa đủ. Phải biết cân đong đo đếm giữa dung lượng host, bang thông với việc đặt quảng cáo liệu có hiệu quả hay không.

Nguyên nhân khiến web tải chậm và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cơ sở tìm ra lỗi khiến website mình tải chậm nhé! Ngoài những cách khắc phục những nguyên nhân làm ảnh hưỡng đến website của bạn thì bạn cũng có thể nhờ đến các nhà làm website chuyên nghiệp họ sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này. Ngoài những cách để phát triển tốc độ website ở trên mà chúng tôi tổng hợp được thì việc nhờ sự giúp đỡ của những đơn vị thiết kế website giá rẻ cũng là cách sở hữu trang web chuyên nghiệp và tốc độ load cũng website cũng tốt hơn khi bạn tự cải thiện.